Viêm buồng trứng là hiện tượng vi khuẩn tấn công vào buồng trứng gây ra tình trạng viêm nhiễm. Đây là một bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến buồng trứng:
Viêm buồng trứng là gì?
Viêm buồng trứng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở buồng trứng do vi khuẩn tấn công khiến cho các cơ quan và chức năng bị suy giảm. Các cơ quan ở vùng chậu như ống dẫn trứng, nội mạc tử cung, buồng trứng và tử cung cũng cùng lúc sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, bệnh viêm phụ khoa này thường đi kèm với các bệnh như viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng hay viêm phúc mạc chậu, …
Nguyên nhân gây ra viêm nhiễm
Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng viêm nhiễm ở buồng trứng là do các loại nấm, ký sinh trùng, vi trùng, vi khuẩn gây nên. Đây đều bắt nguồn từ các thói quen sinh hoạt và đời sống tình dục hay bệnh lý mà ra. Trong số đó phải kể đến một số vấn đề như:
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Vệ sinh vùng kin không sạch sẽ
- Sử dụng biện pháp tránh thai không an toàn
- Có tiền sử nạo phá thai
- Mắc một số bệnh phụ khoa
- Có tiền sử bị quai bị
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác nhưng rất ít gặp.
Triệu chứng của bệnh
Viêm buồng trứng được chia ra là 2 loại viêm bao gồm cấp tính và mãn tính. Ở mỗi loại bệnh đều có những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau để nhận biết.
Dấu hiệu viêm buồng trứng cấp tính
Một số dấu hiệu thường gặp do viêm cấp tính như sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, đau khu vực hạ vị, … Trong trường hợp người bệnh mắc các bệnh về gan, tận thì có thêm các triệu chứng như đau hai bên sườn và ngực phải, đau khi đại tiện, hậu môn có cảm giác ẩm ướt, sưng nóng.
Dấu hiệu viêm buồng trứng mãn tính
Biểu hiện chính của viêm nhiễm mãn tính là đa ở vùng hạ vị khi làm việc quá sức hay các việc nặng và có mức độ đau ngày càng tăng, dịch tiết từ âm đạo và kinh nguyệt ra nhiều, rong kinh, sốt cao có thể kèm co giật, có cảm giác mệt mỏi, bụng dưới thấy đau và căng trứng, giảm cân, mệt mỏi và chán ăn, …
Ai là người dễ mắc bệnh?
Viêm buồng trứng có thể bị ở bất kì độ tuổi nào. Vì thế, các chị em phụ nữ cần tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh phụ khoa này để có thể phòng ngừa. Nhất là khi bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm mẹ của bản thân. Nó khiến cho sức khỏe của người bệnh suy giảm, qua đó sức đề kháng của cơ thể cũng kém đi và nguy cơ vô sinh hiếm muộn cũng tăng cao hơn.
Phòng ngừa bệnh viêm buồng trứng
Thói quen sinh hoạt chính là nguyên nhân chính gây ra viêm buồng trứng nên để phòng ngừa được bệnh, cần thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học. Trong đó, cần chú ý đến một số biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn nhằm giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muồn.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích có hại.
- Thường xuyên rèn luyện cơ thể, tập thể dục.
- Đi khám tổng quát bệnh phụ khoa định kì.
Chuẩn đoán như thế nào?
Các bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm buồng trứng để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của chỗ nhiễm trùng ở buồng trứng và các bộ phận khác xung quanh. Đa phần các chị em bị ở tử cung rồi dễn đến các vấn đề liên quan đến buồng trứng và ống dẫn trứng.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng cần sử dụng các kết quả xét nghiệm cũng như tìm hiểu tiền sử bệnh phụ khoa mà người bệnh từng mắc. Kết hợp với đó là siêu âm để xác định được mức độ lây lan cũng như vị trí viêm của bệnh.
Điều trị bệnh viêm buồng trứng như thế nào?
Hầu hết ở tất cả các phòng khám hiện nay đều sử dụng hai phương pháp chính để điều trị bệnh viêm buồng trứng là nội khoa và ngoại khoa.
Các bác sĩ sẽ sử dụng điều trị ngoại khoa cho các trường hợp bị dính ống dẫn trứng dính buồng trứng bằng cách tiểu phẫu hoặc nội soi ổ bụng.
Trong khi đó, phương pháp điều trị nội khoa thường sử dụng khi bệnh trong giai đoạn mãn tính. Lúc này, các bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng kháng sinh nhằm giảm các triệu chứng bên ngoài cũng như các tác nhân gây bệnh sẽ phát triển chậm lại tránh trường hợp lây sang các vùng lân cận hoặc các bộ phận khác.
Nếu khi sử dụng kháng sinh không đem lại kết quả thì có thể phải tiểu phẫu đối với các ca bị áp xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.
Qua bài viết, hi vọng đã cũng cấp thêm thông tin về bệnh viêm buồng trứng cho các chị em. Qua đó giúp các chị em hiểu hơn về bệnh phụ khoa này và tự mình phòng tránh bệnh. Nếu có triệu chứng, cần đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm:
👉 Phòng khám tư vấn sức khỏe sinh sản