Việc thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh lậu sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh và tránh được các biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, nếu không tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ có thể khiến bệnh tái phát và khó chữa hơn.
Bệnh lậu nguy hiểm thế nào nếu không được điều trị?
Bệnh lậu nếu không thực hiện theo phác đồ điều trị có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và vĩnh viễn ở cả phụ nữ và nam giới.
Ở phụ nữ, bệnh lậu có thể lây lan vào tử cung hoặc ống dẫn trứng và gây ra bệnh viêm vùng chậu. Các triệu chứng có thể khá nhẹ hoặc có thể rất nghiêm trọng và có thể bao gồm đau bụng và sốt. Viêm vùng chậu có thể dẫn đến áp xe bên trong và đau vùng chậu mãn tính. Nó cũng có thể làm hỏng ống dẫn trứng đủ để gây vô sinh hoặc tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Ở nam giới, bệnh lậu có thể biến chứng thành viêm mào tinh hoàn. Một số trường hợp không thực hiện theo phác đồ điều trị bệnh lậu của bác sĩ có thể dẫn đến vô sinh.
Nếu không được điều trị, bệnh lậu cũng có thể lây lan vào máu và gây nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa. Tình trạng này thường được đặc trưng bởi viêm khớp, viêm bao gân và viêm da. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng.
Phác đồ điều trị bệnh lậu
Khi đi khám tại các phòng khám bệnh lậu, bác sĩ sẽ đưa ra những nguyên tắc mà người bệnh cần tuân thủ nhằm tăng khả năng khỏi bệnh và tránh những rủi ro sau này.
Nguyên tắc thực hiện phác đồ điều trị bệnh lậu
Người bệnh cần nhớ 3 nguyên tắc bao gồm:
- Thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Cần điều trị sớm.
- Cần điều trị cả bạn tình (vợ/chồng hoặc bạn tình, những người có quan hệ tình dục với bạn).
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ một số chế độ như:
- Không thức khuya
- Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích
- Không quan hệ tình dục khi thực hiện phác đồ điều trị bệnh lậu.
- Trong quá trình điều trị, không thực hiện các thủ thuật liên quan đến tiết niệu
- Không làm các việc quá sức
Phác đồ điều trị bệnh lậu hiện nay
Một số phác đồ điều trị bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra theo Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế như sau
Bệnh lậu ở sinh dục và hậu môn trực tràng
Phác đồ điều trị bệnh lậu đối với nhiễm trùng lậu cầu sinh dục và hậu môn trực tràng như sau:
- Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp kết hợp với azithromycin 1 g dạng uống một liều duy nhất.
- Cefixime 400 mg dạng uống kết hợp với azithromycin 1 g dạng uống một liều duy nhất
Liệu pháp đơn thuốc: Ceftriaxone 250 mg IM; cefixime 400 mg PO; hoặc spectinomycin 2 g tiêm bắp một liều duy nhất
Nhiễm khuẩn lậu cầu hầu họng
Ở người lớn và thanh thiếu niên bị bệnh lậu ở họng thường sử dụng phác đồ điều trị liệu pháp kép so với liệu pháp đơn lẻ.
Các liệu pháp kép thường sử dụng như sau:
- Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp KẾT HỢP azithromycin 1 g dạng uống một liều duy nhất hoặc;
- Cefixime 400 mg dạng uống KẾT HỢP azithromycin 1 g dạng uống một liều duy nhất;
- Liệu pháp đơn thuốc bao gồm ceftriaxone 250 mg tiêm bắp dưới dạng liều duy nhất.
Phác đồ điều trị bệnh lậu sau khi điều trị thất bại
Việc thực hiện tại các phòng khám không phép, hoạt động chui rất dễ thất bại. Nếu điều trị thất bại người bệnh sẽ cần phác đồ điều trị lại một trong các liệu pháp kép sau:
- Ceftriaxone 500 mg tiêm bắp kết hợp với azithromycin 2 g dạng uống dưới một liều duy nhất hoặc;
- Cefixime 800 mg kết hợp với azithromycin 2 g dạng uống một liều duy nhất hoặc;
- Gentamicin 240 mg tiêm bắp kết hợp với azithromycin 2 g dạng uống một liều duy nhất hoặc;
- Spectinomycin 2 g tiêm bắp (nếu không phải là nhiễm trùng hầu họng) KẾT HỢP azithromycin 2 g dạng uống một liều duy nhất
Viêm kết mạc do lậu cầu ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do bệnh lậu cầu, phác đồ điều trị bệnh lậu sẽ là một trong các cách sau:
- Ceftriaxone 50 mg/kg (tối đa 150 mg) tiêm bắp một liều duy nhất hoặc;
- Kanamycin 25 mg/kg (tối đa 75 mg) tiêm bắp một liều duy nhất hoặc;
- Spectinomycin 25 mg/kg (tối đa 75 mg) tiêm bắp một liều duy nhất;
Để điều trị dự phòng ở mắt, cần sử dụng thuốc bôi để bôi cho cả hai mắt ngay sau khi sinh:
- Thuốc mỡ tra mắt Tetracycline hydrochloride 1% hoặc;
- Erythromycin 0,5% thuốc mỡ tra mắt hoặc;
- Povidone iodine 2,5% dung dịch (gốc nước) hoặc;
- Dung dịch bạc nitrat 1% hoặc;
- Thuốc mỡ tra mắt Chloramphenicol 1%.
Phác đồ điều trị nhiễm trùng bệnh lậu thường sử dụng
Nhiễm khuẩn lậu không biến chứng ở niệu đạo, cổ tử cung, hầu họng và trực tràng: Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp kết hợp với azithromycin 1 g dạng uống một liều duy nhất.
- Viêm kết mạc do lậu cầu: Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp kết hợp với azithromycin 1 g dạng uống liều duy nhất.
- Nhiễm lậu cầu lan tỏa kèm theo viêm khớp và viêm da: Ceftriaxone 1 g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 24 giờ kết hợp với azithromycin 1 g dạng uống một liều duy nhất
- Viêm màng não và viêm nội tâm mạc do lậu cầu: Ceftriaxone 1-2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 12-24 giờ kết hợp với azithromycin 1 g dạng uống một liều duy nhất
Trên đây là một số thông tin về phác đồ điều trị bệnh lậu sử dụng thuốc. Nếu có bất kì câu hỏi, thắc mắc nào về bệnh lậu cần được tư vấn, người bệnh có thể gọi đến SĐT 0204 221 6666 hay CLICK vào HÌNH TƯ VẤN trong bài để mở cửa sổ CHAT và trò chuyện trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia bệnh xã hội của phòng khám Bắc Giang. Khi đặt lịch và lấy mã khám online, người bệnh sẽ nhận được nhiều ưu đãi khám, chi phí điều trị riêng cho hình thức này.
Hãy nhớ kĩ, gọi ngay đến SĐT tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi!
Tìm hiểu thêm: