Đi ngoài ra máu là một hiện tượng rất dễ gặp trong cuộc sống. Triệu chứng đi ngoài ra máu tươi có thể chỉ là do chứng táo bón bình thường. Bên cạnh đó, nó cũng là dấu hiệu nguy hiểm của nhiều loại bệnh khác như viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư, …
Tìm hiểu thêm:
Hiện tượng đi ngoài ra máu là gì?
Hiện tượng đi ngoài ra máu là trạng thái của phân có lẫn máu hoặc cuối bãi khi đi đại tiện. Triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, máu đỏ thấm hoặc thâm đen tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau. Trường hợp nhẹ nhất, không gây nguy hiểm có thể chỉ đơn giản do táo bón và hoàn toàn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nó cũng có thể do một số nguyên nhân nguy hiểm khác gây ra.
Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu
Rò ống tiêu hóa
Rò ống tiêu hóa là hiện tượng giữa da và hậu môn hoặc trực tràng và hậu môn xuất hiện các lỗ rò. Khi gặp tình tràng này sẽ khiến cho dịch tiêu hóa bị rò, mủ rò rĩ hoặc rò máu khiến cho khi đi ngoài có máu tươi. Bệnh chỉ có thể điều trị bằng liệu pháp kháng sinh hoặc phẫu thuật.
Viêm túi thừa
Túi thừa hay còn gọi là đại tràng sigma là một túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Những người thường ăn ít rau củ quả cũng như các thực phẩm có ít chất xơ sẽ dễ xuất hiện túi thừa bị chảy máu. Điều này khiến cho phân có lẫn máu khi đi ngoài. Bình thường, viêm túi thừa sẽ tự ngưng, bị gián đoạn và có cả những trường hợp kéo dài liên tục. Khi bị viêm túi thừa nặng thì người bệnh cần phẫu thuật để cắt bỏ.
Viêm dạ dày ruột
Khi gặp hiện tượng phân có lẫn các chất nhầy và máu khi đi ngoài thì có thể bạn bị viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn. Để giải quyết vấn đề này, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng virus, kháng sinh và bù chất lỏng cho cơ thể, …
Sa trực tràng
Triệu chứng đi ngoài ra máu đau dưới bụng do sa trực tràng thường chủ yếu mắc ở những người cao tuổi. Khi mắc bệnh này, người bệnh chỉ có thể phẫu thuật để điều trị.
Xuất huyết tiêu hóa
Một trong số những nguyên nhân dẫn đến đi ngoài có máu lẫn trong phân là xuất huyết tiêu hóa.
Khi nào bị đi ngoài ra máu cần gặp bác sĩ?
Thông thường, đi ngoài ra máu tươi chỉ là một hiện tượng thông thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng đi đại tiện ra máu kéo dài, có lượng máu nhiều hay gây đau đớn thì bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa, cơ sở y tế để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như có phương pháp điều trị hợp lý.
Theo các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám Bắc Giang, nếu thấy có dấu hiệu sau thì người bệnh cần đi khám:
- Trẻ nhỏ đi đại tiện ra phân đẫm máu
- Đi đại tiện ra máu kéo dài hơn 2 tuần
- Sức khỏe suy giảm
- Người mệt mỏi
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Sốt cao
- Đau bụng, sưng bụng
- Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát
- Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần
Triệu chứng đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Chính vì thế, chỉ cần chú ý là có thể phát hiện cũng như nắm được tình hình bệnh để có thể điều trị kịp thời và dứt điểm tùy loại bệnh. Thông qua bài viết, hi vọng bạn đã nắm được một số nguyên nhân của hiện tượng này. Nếu có bất kì thắc mắc hay cần tư vấn, bạn có thể gọi điện đến HOTLINE 0204 221 6666 hoặc chat với tư vấn viên ở khung chat phía dưới bên phải màn hình hoặc click vào hình ảnh dưới đây.
Có thể bạn quan tâm: